Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Đại cương Phật học

Tổng quan
Đạo Phật (zh. 佛教, sa. buddhaśāsana, pi. buddhasāsāna, bo. sangs rgyas bstan pa སངས་རྒྱས་བསྟན་པ་) bao gồm nhiều truyền thống, phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của Đức Phật Thích Ca, còn gọi là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (zh. 悉達多瞿曇, sa. siddhārtha gautama, pi. siddhattha gotama). Tất-đạt-đa Cồ-đàm thường được gọi là Phật-đà,Bụt-đà (sa., pi. buddha), Phật, hay Bụt, có nghĩa là "người tỉnh thức", "người giác ngộ". Theo truyền thống Phật giáo, Phật đã sống và giảng đạo ở vùng đông Ấn Độ từ khoảng thế kỉ thứ 6 trước Công nguyên đến thế kỉ thứ 4 trước Công nguyên. Giáo lý của Phật, theo người Phật tử (người theo đạo Phật), nhằm vào việc giải thoát chúng sinh hữu tình thoát khỏi cái khổ sanh tử luân hồi, bằng việc không còn bị ô nhiễm Vô Minh hay dục ái. Vô minh và dục ái trược trừ do sự trực nhận được Tứ Diệu Đế và Thập Nhị Nhân Duyên. Mục đích tối thượng của Phật giáo là đạt được Niết bàn. Giáo pháp đó được gọi là Phật pháp (zh. 法, sa. dharma, pi. dhamma.

Phật pháp có 2 nhánh chính: Nguyên Thủy (Theravada, Tiểu Thừa, Trưởng lão bộ) và Đại Thừa (Hữu chúng bộ, Mahayana). Đạo Phật Nguyên Thủy phát triển mạnh ở Sri Lanka và Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia, Myanmar ….). Đạo Phật Đại Thừa phát triển ở Đông Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, Việt Nam, Singapore,…) và bao gồm nhiều truyền thống như Tịnh Độ, Thiền, Phật giáo Tây Tạng, Chân Ngôn Tông, Thiên Thai Tông…. Ngoài ra, theo một số cách phân loại, nhánh thứ 3 là Mật Tông (Vajrayana), phát triển ở Tây Tạng và Mông Cổ; theo một số phân loại khác, Mật Tông được xếp vào Đại Thừa.

Mặc dù phát triển chủ yếu ở Châu Á, nhưng hiện nay Đạo Phật được tìm thấy ở khắp thế giới và là tôn giáo phát triển nhanh nhất. Ước tính số người theo đạo Phật vào khoảng 350 triệu đến 1,6 tỷ người.

Các trường phái Phật giáo khác nhau ở quan điểm về bản chất của con đường đưa đến giải thoát, tính chính thống của các bài giảng đạo và kinh điển, đặc biệt là ở phương thức tu tập.

Nền tảng của truyền thống Phật giáo là Tam Bảo: Phật Bảo (Buddha), Tăng Bảo (Sangha) – và Pháp Bảo (Dhamma). Để trở thành Phật tử, trước hết một người phải quy y (xem là nơi nương tựa) Tam bảo. Ngoài ra, còn có giữ giới, ...

Giáo lý cơ bản
Tứ diệu đế:
Cơ sở tư tưởng và cốt lõi của Phật pháp là Tứ diệu đế. Bốn chân lý giải thích bản chất của sự khổ trong luân hồi (zh. 輪回, sa., pi. saṃsāra), nguyên nhân của sự khổ, và làm thế nào để giải trừ đau khổ.

- Khổ đế (zh. 苦諦, sa. duḥkhāryasatya, bo. sdug bsngal bden pa སྡུག་བསྔལ་བདེན་པ་), chân lý về sự Khổ: Sanh là khổ, già là khổ, bịnh là khổ, tử là khổ, sống chung với người mình không ưa thích là khổ, xa lìa người thân yêu là khổ, mong muốn mà không được là khổ, tóm lại chính thân ngủ uẩn là khổ. Sâu xa hơn, bản chất của sự khổ là do ái dục, do chấp thủ, tham ái năm nhóm thân tâm, Ngũ uẩn (zh. 五蘊, sa. pañcaskandha, pi. pañcakhandha).
- Tập đế (zh. 集諦, sa. samudayāryasatya, bo. kun `byung bden pa ཀུན་འབྱུང་བདེན་པ་), chân lí về sự phát sinh của khổ: Thập nhị nhân duyên zh. 緣起, sa. pratītyasamutpāda, pi. paṭiccasamuppāda: do không như thực nhận biết về 4 sự thật cao quý (Vô Minh zh. 無明, sa. avidyā, pi. avijjā), qua nhiều giai đoạn nhân duyên, khiến cho ái sinh khởi, cho đến sầu bi khổ, ưu não.
- Diệt đế (zh. 滅諦, sa. duḥkhanirodhāryasatya, bo. `gog pa`i bden pa འགོག་པའི་བདེན་པ་), chân lí về diệt khổ: Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt, vô minh tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt. Đó là trạng thái Niết bàn
- Đạo đế (zh. 道諦, sa. duḥkhanirodhagāminī pratipad, mārgāryasatya, bo. lam gyi bden pa ལམ་གྱི་བདེན་པ་), chân lí về con đường dẫn đến diệt khổ: Phương pháp để đạt sự diệt khổ là con đường diệt khổ tám nhánh, Bát chính đạo.

Bát chính đạo:
- Chính kiến (zh. 正見, pi. sammā-diṭṭhi, sa. samyag-dṛṣṭi, bo. yang dag pa`i lta ba ཡང་དག་པའི་ལྟ་བ་): Phá vỡ vô minh nghiệp tập ngàn đời ngàn kiếp, cái thấy cái nhìn đúng với chân lý đúng với sự thật về trần gian này, một người có chính kiến là người đã thâm nhập được Phật đạo đã hòa nhập vào bể tánh giác ngộ giải thoát toàn triệt để có cái trí tuệ phủ khắp tam giới trí tuệ vượt thoát khỏi không gian và thời gian, trí tuệ bát nhã hiển lộ, cái thấy biết không còn bị vướn kẹt hai bên, không vướn mắc trong trần gian này nữa, không vướn kẹt trong bất kì lí luận nào, không vướn vào tri thức hiểu biết, vượt qua ngã và pháp vượt qua không gian và thời gian, cái phút giây mà thấy biết vựot qua ngã và pháp phút giây thấy biết vượt qua không gian và thời gian như thế được gọi là chính kiến. Người có đủ chính kiến thì tất nhiên sẽ đủ luôn các chính còn lại.
- Chính tư duy (zh. 正思唯, pi. sammā-saṅkappa, sa. samyak-saṃkalpa, bo. yang dag pa`i rtog pa ཡང་དག་པའི་རྟོག་པ་): Suy nghĩ chơn chính, những suy tư không vướn mắc trong tam giới nữa, những suy nghĩ tìm phưong tiện để cứu giúp chúng sanh trong tam giới ra khỏi sanh tử luân hồi
Chính ngữ (zh. 正語, pi. sammā-vācā, sa. samyag-vāk, bo. yang dag pa`i ngag ཡང་དག་པའི་ངག་): Là những lời nói thể hiện chân lí ngay tại đây và bây giờ, những lời nói vượt thoát tam giới để cho người nghe thấu hiểu đựoc chân lí nhiệm màu mà thoát li sanh tử luân hồi đó được gọi là chính ngữ.
- Chính nghiệp (zh. 正業, pi. sammā-kammanta, sa. samyak-karmānta, bo. yang dag pa`i las kyi mtha` ཡང་དག་པའི་ལས་ཀྱི་མཐའ་): Suy nghĩ lời nói hành động tưong tầm với chính kiến, khi một người có chính kiến rồi thì suy nghĩ hành động đều là chính, hành động ngôn ngữ đều thể hiện đạo lí để người khác được nhận đạo lí để khai mở đạo lí của chính mình, những hành động được xuất phát từ nơi thân của mình, nơi lời nói của mình thể hiện trọn vẹn cái đạo lí giác ngộ giải thoát và khai mở trí tuệ cho mọi người để nhận chân ra được chân lí nhiệm màu đó được gọi là chính nghiệp.
- Chính mệnh (zh. 正命, pi. sammā-ājīva, sa. samyag-ājīva, bo. yang dag pa`i `tsho ba ཡང་དག་པའི་འཚོ་བ་): Chính mệnh là cái thân mạng trường tồn mãi mãi không bị hư hoại bởi thời gian và không gian, người sống đúng chính mạng là người hòa nhập cái chỗ bất sanh bất diệt sáng suốt nhiệm màu mỗi một phút giây đều mới mẻ hiện tiền này tức là người đó đã có đủ chính mạng, chính mạng là một cái đời sống chơn chính không bao giờ bị hư hoại bị thay đổi bời thời gian và không gian thì đó gọi là cái mạng chân chính của mình Đức Phật muốn chúng ta phải trụ trong cái mạng này để sống không lầm mê trong sanh tử luân hồi người đó gọi là người chính mạng.
- Chính tinh tiến (zh. 正精進, pi. sammā-vāyāma, sa. samyag-vyāyāma, bo. yang dag pa`i rtsal ba ཡང་དག་པའི་རྩལ་བ་): Là người luôn an trú ở nơi sáng suốt nhiệm màu của chính mình để người đó sống trong từng khoảnh khắc mới mẻ hiện tiền không lầm lẫn không bao giờ bị mê mờ nữa ở cái chỗ tỏa thông không lầm lẫn thì người đó được gọi là đang tinh tấn.
- Chính niệm (zh. 正念, pi. sammā-sati, sa. samyag-smṛti, bo. yang dag pa`i dran pa ཡང་དག་པའི་དྲན་པ་): Chính niệm là loại niệm chân chính nhất niệm muôn năm tức là một thấy này ngàn đời muôn kiếp về sau không còn thay đổi được nữa thì đó được gọi là chính niệm, tức là chúng ta thấy nhận một điều gì đó thì điều đó tồn tại nơi chúng ta mãi mãi hết đời này qua đời sau không có bất kì hoàn cảnh nào làm thay đổi dao động được đó là chính niệm.
- Chính định (zh. 正定, pi. sammā-samādhi, sa. samyak-samādhi, bo. yang dag pa`i ting nge `dzin ཡང་དག་པའི་ཏིང་ངེ་འཛིན་): Là cái định trường tồn mãi mãi không bị bất kì hoàn cảnh nào làm thay đổi nó được không phải là cái nhập và cái xuất giống như từ trước tới giờ mà đây là cái thường tại định nó vốn có sẵn đủ ở trong pháp giới mười phương từ ngàn xưa cho tới ngàn sau nó luôn là như vậy không bị thay đổi, mà không phải do công phu tu hành với cái thân của một chúng sanh mà sử dụng công phu thiền định này sử dụng công phu thiền định kia để cái thân này yên ở trong định chính định này chưa tới, mà chính định là cái thường tại định ngay tại đây không phải do làm mà được, không phải do tạo tác mà thành, cái thường hằng hiện hữu ngay tại đây và bây giờ, từng khoảnh khắc mới mẻ hiện tiền, cái chính định là nguồn sống của tất cả chúng sanh muôn loài, cái nguồn sống đó nó luôn luôn mới không có khoảnh khắc nào mà nó không mới, hít vào thở ra rồi lại tiếp tục hít vào thở ra là đang mới, từng khoảnh khắc máu chúng ta đang vận hành mới, từng khoảnh khắc vũ trụ mênh mông này đang vận hành mới mới, chúng ta không làm cũ nó được với thời gian và không gian nó luôn luôn là mới mẻ hiện tiền đó được gọi là chính định.

Con đường tám nhánh này có thể được phân thành ba loại, gọi là Tam học, tức là tu học Giới (zh. 戒, sa. śīla, pi. sīla), Định (定, sa. samādhi, dhyāna, pi. samādhi, jhāna) và Huệ (zh. 慧, sa. prajñā, pi. paññā). Những tư tưởng cơ bản của Phật-đà đều được nhắc lại trong các kinh sách, nhưng có khi chúng được luận giải nhiều cách khác nhau và vì vậy ngày nay có nhiều trường phái khác nhau, hình thành một hệ thống triết lí hết sức phức tạp.

Giáo pháp đạo Phật được tập hợp trong Tam tạng (zh. 三藏, sa. tripiṭaka, pi. tipiṭaka), bao gồm:

- Kinh tạng (zh. 經藏, sa. sūtra-piṭaka, pi. sutta-piṭaka, bo. mdo sde`i sde snod མདོ་སྡེའི་སྡེ་སྣོད་) bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử. Kinh tạng tiêu biểu văn hệ Pali được chia làm năm bộ: 1. Trường bộ kinh (pi. dīgha-nikāya), 2. Trung bộ kinh (pi. majjhima-nikāya), 3. Tương ưng bộ kinh (pi. saṃyutta-nikāya), 4. Tăng chi bộ kinh (pi. aṅguttara-nikāya) và 5. Tiểu bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya).
- Luật tạng (zh. 律藏; sa., pi. vinaya-piṭaka, bo. `dul ba`i sde snod འདུལ་བའི་སྡེ་སྣོད་), chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng-già (sa., pi. saṅgha) cũng như các giới luật của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Phật nhập Niết-bàn.
- Luận tạng (zh. 論藏, sa. abhidharma-piṭaka, pi. abhidhamma-piṭaka, bo. mngon pa`i sde snod མངོན་པའི་སྡེ་སྣོད་)—cũng được gọi là A-tì-đạt-ma—chứa đựng các quan niệm đạo Phật về triết học và tâm lí học. Luận tạng được hình thành tương đối trễ, có lẽ là sau khi các trường phái đạo Phật tách nhau mà vì vậy, nó không còn giữ tính chất thống nhất.
Tăng-già (zh. 僧伽; s, pi. saṅgha) của đạo Phật gồm có Tỳ Kheo (zh. 比丘, sa. bhikṣu, pi. bhikkhu), Tỳ Kheo Ni (zh. 比丘尼, sa. bhikṣuṇī, pi. bhikkhunī) và giới Cư sĩ.

Pháp thoại


Pháp thoại về giáo lý nhà Phật
Nguồn: Wikipedia